Trên thế giới hiện nay ngày càng nhiều người chọn nuôi mèo để làm thú cưng. Cũng chính bởi vẻ ngoài nhỏ nhắn đáng yêu của chúng đặc biệt là mèo con. Nhưng để có được cơ thể khỏe mạnh và đáng yêu như vậy thì dinh dưỡng cho mèo là điều bạn nên lưu ý khi bắt đầu nuôi “bé” từ khi sơ sinh cho tới trưởng thành. Với bài viết ngày hôm nay LaPaw sẽ mang đến cho bạn một số kiến thức trong việc lựa chọn thực phẩm cũng như dinh dưỡng cho mèo trong từng giai đoạn phát triển một cách chuẩn nhất.
Dinh dưỡng cho mèo con từ khi sơ sinh
Giai đoạn sơ sinh của mèo được tính từ khi vừa được sinh ra cho đến khi được 2 tháng tuổi. Trong 2 tháng này là giai đoạn mà mèo con yếu ớt nhất. Tất cả cơ quan và bộ phận trên cơ thể “bé” lúc này chưa hoàn toàn phát triển, đặc biệt là hệ tiêu hóa của chúng. Thêm vào đó, cơ thể lúc này của chúng vô cùng bé nhỏ nên lượng dinh dưỡng cần đáp ứng cũng không cần quá lớn. Vì vậy dinh dưỡng cho mèo ở giai đoạn này phải được các “sen” đặc biệt chú ý.
Đề giải quyết những vấn đề trên thì sữa mẹ là lựa chọn tối ưu nhất cho “bé”. Cũng giống như con người chúng ta sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh thì ở loài mèo cũng vậy. Trong sữa của mèo mẹ chứa đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu mà bất kỳ mèo con nào cũng cần. Hơn thế nữa ở trong sữa của mèo mẹ còn cung cấp những kháng thể cần thiết để mèo con phát triển được một hệ miễn dịch tốt tránh được nhiều loại bệnh khác.
Nếu như không có mèo mẹ để cung cấp sữa thì bạn có thể lựa chọn sữa non dành mèo sơ sinh để thay thế.
Đến sau 4 hoặc 6 tuần tùy vào thể trạng của “boss” mà bạn có thể cho mèo con ăn uống kết hợp giữa sữa bột dành cho mèo con 1 tháng tuổi và những bữa ăn dặm. Lưu ý là nên xay nhuyễn hoặc nấu cho thật mềm. Bởi vì ở giai đoạn này nguồn dinh dưỡng chính của mèo con vẫn từ sữa mẹ. Những cần bổ sung thêm các chất đạm, béo, vitamin, chất xơ, canxi cho cơ thể để xương chắc khỏe và phát triển toàn diện.
Có thể lựa chọn những sản phẩm mềm dễ ăn cho mèo con như: gel, soup, pate,…. Hoặc nếu có thời gian thì bạn có thể tự chuẩn bị bữa ăn cho mèo cưng của mình như cháo, các loại thịt heo, cá, gà, tôm,.. xay thật nhuyễn, nấu cho thật mềm và kết hợp với các loại rau củ như: bí, bông cải xanh,… để cho bữa ăn được hoàn chỉnh và đầy đủ chất dinh dưỡng nhất.
Dinh dưỡng cho mèo từ 2 tháng tuổi
Sau tháng thứ 2 thì đây sẽ là cột mốc mới của cuộc đời bé mèo. Mèo con sẽ dần cai sữa mẹ từ từ. Do đó giai đoạn này chúng ta cần cung cấp những bữa ăn có khẩu phần ăn nhiều hơn và đầy đủ các dưỡng chất như chất đạm, xơ, canxi, một số vitamin và nước trong bữa ăn.
Việc đầu tiên bạn cần làm là giảm dần tần suất uống sữa mẹ của mèo con, không được cho dứt sữa một cách đột ngột. Thêm vào đó là tăng hàm lượng dinh dưỡng của bữa ăn và tăng tần suất ăn những bữa ăn dặm ngoài sữa mẹ lên. Để mèo dần quen với việc ăn những bữa ăn dặm và cai được hẳn sữa mẹ. Vì cũng còn non nên mèo nhà chúng ta vẫn cần được ăn những bữa được nấu chín kỹ càng, mềm, dễ ăn, dễ nuốt và dễ tiêu hóa.
Những thực phẩm mà mèo con 2 tháng tuổi có thể ăn được được như: sữa bột dành cho mèo con, sữa nước đóng lon, cháo tôm, thịt và các loại nội tạng động vật được xay nhuyễn và nấu chín mềm. Không thể thiếu đó là rau củ quả để có thêm chất xơ cho bé mèo dễ tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn. Pate và cá đặc biệt bổ sung nhiều taurine – một axit amin cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với các bộ phận trong cơ thể mèo con.
Dinh dưỡng cho mèo từ 3-6 tháng tuổi
Đây là giai đoạn bắt đầu bước vào thời kỳ trưởng thành của mèo. Mèo con giờ đây đã có thể ăn được các loại hạt khô đến hạt mềm. Việc bạn cần làm bây giờ là cân bằng cho chúng từ dinh dưỡng đến sức khỏe. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn các loại hạt dinh dưỡng và hỗ trợ phát triển thêm về sức khỏe cho “bé”.
Giai đoạn này sữa vẫn còn là nguồn dinh dưỡng tốt cho bé mèo nên bạn vẫn có thể duy trì 1 vài bữa sữa cho mèo trong tuần. Cũng đừng quên bổ sung nước cho mèo. Có thể lựa chọn những thực phẩm ướt như: gel, pate để bổ sung nước cho mèo 1 cách tự nhiên vì “chúng” rất lười uống nước.
Ở giai đoạn tháng thứ 6 thì dinh dưỡng cho mèo chúng ta cần lưu ý điều chỉnh tăng hoặc giảm khẩu phần tùy vào thể trạng cân nặng của mèo. nguồn thức ăn của mèo lúc này vẫn đa dạng như trên từ hạt tới pate, gel dinh dưỡng, sữa, đồ ăn dặm, cháo thịt, tôm, cá xay nhuyễn, những bữa ăn tự chế biến,…. Lưu ý rằng nên thay đổi hương vị đồ ăn của chúng để kích thích ăn ngon, tránh tình trạng chán ăn, biếng ăn ở mèo.
Dinh dưỡng cho mèo sau 6 tháng tuổi
Từ sau tháng thứ 6 trở đi mèo con bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành. Cơ thể sẽ bắt đầu cứng cáp, xương, răng và hàm cũng dần phát triển mạnh hơn. Lúc này mèo con sẽ không còn phụ thuộc vào mèo mẹ nữa, nguồn dinh dưỡng từ sữa của mèo mẹ cũng không còn cần thiết ở giai đoạn này. Giờ đây “boss” cưng sẽ hoạt động rất nhiều, vui chơi, khám phá thế giới bên ngoài, thậm chí là tìm “nửa kia” cho mình.
Để đáp ứng những nhu cầu trên thì giờ đây chúng cần nhiều nguồn dinh dưỡng hơn từ thức ăn bên ngoài. Chúng sẽ ăn được mọi thứ mà chúng muốn từ các loại hạt khô, mềm đến pate, soup thưởng, trái cây, cơm, thịt, cá tôm, nội tạng động vật,… Nhưng vẫn phải được nấu chín tất cả.
Lưu ý: trong giải đoạn này bạn nên cho mèo cưng thường xuyên vận động ngoài trời, tắm nắng thường xuyên để đảm bảo sự phát triển tốt về xương cốt của “bé”.
Dinh dưỡng cho mèo “trung niên”
Giai đoạn trung niên mèo sẽ không còn tung tăng như trước và giảm thiểu sự vận động. Cơ thể lúc này đang bắt đầu dấu hiệu tuổi già và nguy cơ mắc phải nhiều căn bệnh sẽ cao hơn. Giờ đây dinh dưỡng cho chúng cũng sẽ có những lưu ý nhất định.
Những bệnh mà mèo ở tuổi “trung niên” thường dễ mắc phải như: béo phì, các bệnh về thận, răng hàm cũng bắt đầu yếu đi. Do đó bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau để chọn thực phẩm phù hợp cho chúng ở giai đoạn này:
- Lựa chọn thực phẩm ít chất béo để tránh nguy cơ béo phì.
- Thực phẩm nên được cắt nhỏ và nấu mềm để bảo vệ răng và hàm.
- Nên lựa chọn những thực phẩm ướt như pate, thịt, cá tươi để bổ sung nước.
- Chọn thức ăn ít muối để thận của chúng được khỏe mạnh.
Dinh dưỡng cho mèo “già”
Cũng như con người chúng ta, mèo khi mà tuổi già đến thì sức khỏe cũng đi xuống, các cơ quan hoạt động cũng sẽ kém đi và hệ tiêu hóa không còn được tốt như trước đây nữa. Để giảm bớt quá trình lão hóa cho mèo bạn nên bổ sung các chất chống oxi hóa cho mèo như: axit xitric, vitamin E,C, rosemary,..
Nguồn nước vẫn là luôn cần thiết cho mèo trong cả quãng đời đặc biệt giai đoạn này cơ thể sẽ mất nước rất nhiều. Vì vậy phải nên chuyển dần những thực phẩm của mèo sang dạng nước, lỏng để bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể kết hợp với lựa chọn thực phẩm ít phốt pho và natri – nguyên nhân gây ra sạn thận cho mèo. Đồng thời bảo vệ răng và miệng cho chúng.
Lưu ý: giai đoạn này mèo rất có thể trở nên “khó tính” trong việc ăn uống. Bạn nên chú ý nhiều hơn về khẩu vị của chúng để thay đổi kích thích ăn không bị nhàm chán.
Lời kết: hi vọng qua bài viết trên LaPaw sẽ mang lại cho bạn một số kiến thức về dinh dưỡng khi chăm sóc bé mèo qua từng giai đoạn phát triển. Xin cám ơn các bạn đã đọc bài viết và xin chúc các “boss” của “sen” luôn luôn khỏe mạnh!
Tham khảo ngay một số hạt cho mèo cùng những sản phẩm chất lượng khác của nhà PawBox